Cách tính ngày rụng trứng giúp chúng ta tăng khả năng thụ thai hoặc ngăn ngừa có thai ngoài ý muốn một cách hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tính ngày rụng trứng khá chính xác.
>> Xem thêm Dấu hiệu rụng trứng
Theo chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt thường kéo dài từ 28 – 32 ngày đối với phụ nữ bình thường và được tính từ ngày đầu tiên bị “đèn đỏ”. Đối với một số người có thể chu kỳ kinh nguyệt dài hơn bình thường, khoảng 35 – 40 ngày. Nếu bạn thuộc những người có chu kỳ kinh không ổn định thì nên theo dõi trong vài tháng để biết chính xác chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài bao lâu.
Đối với phụ nữ bình thường có chu kỳ kinh nguyệt từ 28 – 32 ngày:
- Ngày 1: là ngày đầu tiên bị “đèn đỏ”.
- Ngày thứ 2 – 14 là giai đoạn nang: Các nang trứng trở nên năng động hơn và các chất nhầy ở cổ tử cung mỏng hơn.
- Ngày 14: Rụng trứng giữa chu kỳ. Cơ thể bạn sẽ tăng nồng độ Estrogen gây tăng LH khiến cho trứng rụng.
- Ngày 15 – 22 là Giai đoạn hoàng thể: Các nang trứng sản xuất ra Progesterone và niêm mạc tử cung dày hơn để làm tổ cho trứng.
- Ngày 23 – 24: Thời điểm này nếu tinh trùng đã thụ tinh thành công thì các hormone được sản xuất. Có thể nhận biết bằng que thử thai.
- Ngày 25 – 28: Nếu bạn không có thai các hormone bắt đầu giảm và cơ thể bạn bước vào chu kỳ kinh nguyệt mới.
(Bảng tham khảo tính chu kỳ kinh nguyệt)
Lưu ý: Trong giai đoạn đèn đỏ bạn không nên quan hệ do khả năng bị viêm nhiễm rất cao mặc dù khả năng thụ thai gần như không xảy ra.
Cách tính chu kỳ kinh nguyệt
Gọi X là chu kỳ kinh nguyệt và R là ngày có khả năng trứng rụng cao nhất.
Khi đó R = X-14.
Như vậy nếu một phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt vào khoảng 28 ngày thì ngày có khả năng rụng trứng cao nhất là R= 28-14=14 ngày. Như vậy vào ngày thứ 14 của chu kỳ là ngày có khả năng rụng trứng cao nhất.
Một số dấu hiệu rụng trứng
- Ngực hơi đau, nhức.
- Ham muốn tình dục tăng cao.
- Dịch âm đạo nhiều hơn.
- Âm đạo hơi sưng lên.
- Đau nhẹ ở bụng dưới.
- Thân nhiệt tăng nhẹ.
>> Xem thêm Dấu hiệu mang thai