Nội Dung
Làm đẹp đối với phái nữ mà nói thì đúng là không thể bỏ qua cho dù chỉ là một ngày. Tuy nhiên, đến kì sinh nở, các mẹ phải kiêng cử đủ thứ, trong đó có cả mỹ phẩm làm đẹp. Người ta vẫn thường nói “Gái một con trông mòn con mắt”, nhưng nó chỉ đúng với những người cơ địa tốt. Đối với những mẹ cơ địa yếu hơn, tình trạng nhan sắc xuống cấp khi mang thai hoặc sau sinh là điều khó tránh khỏi. Lúc này, đa số đều tìm đến mỹ phẩm để níu giữ thanh xuân. Vì vậy mới sinh ra câu hỏi “Sau sinh bao lâu thì dùng mỹ phẩm?”
1. Sau sinh bao lâu thì được dùng mỹ phẩm?
Không phải chỉ sau sinh mà thực chất trong thời kì mang thai, làn da của mẹ bầu đã xấu đi nhiều. Bởi việc thay đổi hormone một cách đột ngột sẽ gây ra nhiều biến đổi như lượng máu tăng dẫn đến da mặt thường nổi gân nhạy cảm, đỏ bừng; tuyến nhờn tiết mạnh khiến da sạm đi và nổi mụn nhiều. Tuy nhiên, thời gian này các mẹ không thể dùng mỹ phẩm để giải quyết vấn đề được. Vì trong 6 tháng đầu sau sinh, cơ thể của các mẹ vẫn còn yếu và nhạy cảm. Nếu sử dụng các loại mỹ phẩm sẽ gây mẫn cảm cho cả mẹ và bé. Không chỉ ngoài da mà hóa chất còn có thể ngấm vào sữa mẹ, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển toàn diện của bé. Bởi vậy, cho dù là nhan sắc có tệ đến đâu, hay mỹ phẩm thiên nhiên an toàn đến mức nào thì bạn cũng nên “kiềm chế”.
Khoảng thời gian hợp lý để mẹ bầu có thể dùng mỹ phẩm đó là từ sau 3 tháng (tức tháng thứ 4) đến 6 tháng. Tùy theo cơ địa mỗi người, nếu thấy cơ thể còn mệt mỏi hoặc con còn yếu và nhạy cảm thì nên kéo dài thời gian kiêng mỹ phẩm trên 6 tháng. Ngoài ra, còn cần chú ý những điều quan trọng như:
– Lựa chọn mỹ phẩm có uy tín, xuất xứ nguồn gốc rõ ràng. Đặc biệt không nên tin vào các loại kem dưỡng da cấp tốc, bởi những kem này có khả năng nhiễm hóa chất vào cơ thể là rất cao.
– Không bôi kem lên vùng bầu ngực và nhũ hoa để tránh bé nạp phải những hóa chất mỹ phẩm vào cơ thể khi bú mẹ. Tốt nhất là không nên bế hay tiếp xúc với bé, bởi da bé lúc mới sinh khá nhạy cảm có thể bị dị ứng với các thành phần trong kem.
Tuy nhiên, đây cũng chỉ là phòng cho trường hợp bất đắc dĩ phải dùng mỹ phẩm. Thực chất những vấn đề về về da này đều do hormone thay đổi gây ra. Đến thời điểm nhất định, cơ thể quen với những biến đổi này thì mọi thứ sẽ bình thường trở lại. Hoặc ít nhất là chăm sóc đơn giản hàng ngày chứ không nhất thiết phải dùng mỹ phẩm.
2. Vậy chăm sóc da cho mẹ bầu giai đoạn sau sinh như thế nào là an toàn?
Sau đây là set bộ những điều đơn giản nhất mà mẹ bầu nên làm để chăm sóc da mỗi ngày.
-
Massage
Sau sinh hiện tượng da mặt bị chảy trùng lão hóa là rất bình thường. Tuy nhiên, bạn cũng có thể giải quyết vấn đề này bằng cách massage. Việc massage còn giúp các mạch máu lưu thông và bạn đỡ cảm thấy mệt mỏi cũng như hạn chế xuất hiện các nếp nhăn khi phải thức đêm nhiều để chăm sóc con. Mẹ có thể thực hiện các động tác massage đơn giản sau:
– Dùng các ngón tay massage mặt theo đường xoắn ốc hoặc vòng tròn từ cằm đến tai, hai bên má, cánh mũi, đuôi mắt và trán. Thực hiện nhiều lần cho mạch máu lưu thông.
– Dùng hai ngón tay giữa áp vào 2 điểm sát hai gốc mũi. Ấn và day nhẹ hai điểm này rồi từ từ đưa lên phía trên sát mắt. Động tác này giúp xóa bỏ các vết nhăn dọc theo cách mũi, ngoài ra còn là cách giúp các mẹ giải tỏa stress hiệu quả.
– Đặt hai ngón tay trỏ lên hai bên khóe mắt. Sau đó kéo ngón tay theo hai hướng ra phía ngoài đuôi mắt. Thực hiện động tác này nhiều lần sẽ giúp làm mờ và làm giảm vết nhăn.
-
Tự chế mặt nạ dưỡng da/trị mụn/rạn da
– Trị mụn bằng rau má: Rau má là một thực phẩm rất lành tính, đặc biệt cho cả da nhạy cảm hay mẹ bầu. Trong rau má có chứa hoạt chất Saponin (Axit Asiatic, Axit brahmic) có tác dụng trị mụn, kích thích các mô liên kết, tái tạo da nhanh chóng nên cũng có thể trị cả sẹo.
Cách làm:
Lấy một nắm rau má, bỏ rễ, rửa sạch, ngâm nước muối loãng tầm 5 phút sau đó vắt khô, cho vào máy xay xay nhuyễn, lấy phần bã đắp lên vùng da bị mụn. Kiên trì làm theo cách này những đốm mụn của bạn sẽ giảm sưng tấy.
– Dưỡng, phục hồi da: Sau khi trị mụn, hoặc cũng có thể trong khi trị mụn, bạn nên kết hợp phụ hồi da như cấp ẩm, chống lão hóa. Điển hình với trứng gà. Trứng gà chứa rất nhiều protein giúp làm căng da, tăng độ đàn hồi. Đó cũng là lý do tại sao khi thoa lòng trắng trứng gà lên da lại có cảm giác hơi căng tức.
Cách làm:
Trộn một lòng đỏ trứng gà với nửa muỗng cà phê mật ong với nhau. Sau đó bôi lên mặt và cổ trong 20 phút. Rửa lại bằng nước ấm. Mặt nạ này sẽ giúp làm ẩm và tăng cường dinh dưỡng cho da.
– Trị rạn da: Vitamin E trong dầu dừa có khả năng chống lão hóa vừa tăng cường độ co giãn của làn da, hạn chế sự xuất hiện của vết rạn.
Cách làm:
Đầu tiên, bạn cho khoảng 1 kg dừa khô nạo sẵn và 400ml vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn, lọc lấy nước. Cho nước dừa vừa lọc vào nồi đun nhỏ lửa. Khi nào thấy lớp dầu nổi lên trên có màu vàng nhạt là hoàn thành. Múc dầu dừa vào lọ thủy tinh để trữ lại, dùng dần.
Buổi tối sau khi tắm xong, thoa lên chỗ rạn da như bụng, hông, đùi và massage đều khoảng 2-3 phút theo vòng tròn để dầu dừa thấm sâu vào da. Nên bắt đầu sử dụng vào tháng thứ 3 khi mang thai với tần xuất 1 lần/ngày. Sau đó tăng lên 2 lần/ngày vào tháng thứ 5 cho đến cuối thai kì.
-
Bổ sung dưỡng chất từ bên trong
– Vitamin C làm giảm quá trình lão hóa. Nếu sử dụng ngoài da thì có thể gây bắt nắng cho da. Nhưng bổ sung từ bên trong vitamin C có thể giúp da tránh được tác hại từ ánh nắng mặt trời.
Những thực phẩm chứa nhiều vitamin C: ớt, rau cải, rau hẹ, cần, táo, họ nhà cam quýt, dâu tây,…
– Vitamin E giúp giữ độ ẩm cho da, giúp da căng mịn, giảm lão hóa và giảm mức độ nhạy cảm của da với tia cực tím.
Những thực phẩm chứa nhiều vitamin E: mầm lúa mì, quả hạnh nhân, dầu thực vật, bơ, gan, mật ong, hạt hướng dương,…
– Vitamin A giúp phục hồi và củng cố làn da bằng các kích thích các tế bào biểu bì da, giúp làm giảm nếp nhăn hiệu quả.
Những thực phẩm chứa nhiều vitamin A: lòng đỏ trứng, cà rốt, bơ, cá biển, gia cầm, gan, rau xanh, các sản phẩm từ sữa…
Hy vọng với “combo” phục hồi da đơn giản và an toàn từ trong ra ngoài này, các mẹ bầu sẽ có một làn da tươi khỏe để chăm sóc con em mình thật tốt nhé! Yêu <3